Đăng lúc: 09:24:26 03/11/2017 (GMT+7)

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT

Cùng với cả nước, đội ngũ giáo viên Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn đang phát dộng phong trào thi đua cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, một trong những yêu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng kịp thời, yêu cầu phát triển nhanh của thị trường lao động. nhằm phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.

Phương pháp thảo luận nhóm  có tác dụng tốt trong việc Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học viên: trong thảo luân nhóm, học viên phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. Góp phần phát triển năng lực cộng tác làm việc của học viên: học viên được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử; rèn luyện khả năng ngôn ngữ,  phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.

- Giúp cho học viên có sự tự tin trong học tập, vì học viên học tập theo hình thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm.

- Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học viên: thông qua thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống.

Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tư duy của mỗi thành viên. kích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức.

Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:

1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin ,định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.

2: Thảo luận nhóm: từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, giáo viên dễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong khi cả nhóm đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.

3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau  để đi đến kết luận.

4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.

Trong phương pháp thảo luận nhóm giáo viên cần cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu.Yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, theo quan điểm và hiểu biết của mình

          Các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiến của mình. Những vấn đề khó, nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập.     Nêu câu hỏi, chia cho các nhóm để thảo luận và tìm câu trả lời.

Tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi.

          Học viên phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận. Nếu ý kiến trùng với ý kiến của học viên khác  đã đề cập trước thì  cần phải bổ túc thêm hay đưa ra một ý khác. Học viên bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn chứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải chấp nhận ý kiến đúng đắn. Trong khi thảo luận, học viên cần ghi chép những ý kiến thảo luận trên vở nháp. Cuối buổi thảo luận, học viên nhóm trưởng có trách nhiệm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.

          Phương pháp thảo luận nhóm giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, cũng là một hướng trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Trên đây chỉ là một số gợi ý về phương pháp thảo luận nhóm. Để sử dụng có hiệu quả  cần được nghiên cứu toàn diện và tổ chức thao giảng thể nghiệm. Mong được sự đóng góp của tất cả các đồng chí.

                                                                  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272253