Đăng lúc: 23:27:00 30/09/2019 (GMT+7)

Học nghề - hướng đi mới bắt kịp xu thế thời kỳ hội nhập.

Hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư thất nghiệp thời gian qua đã bắt đầu tác động đến nhận thức của nhiều bạn trẻ trong định hướng nghề nghiệp tương lai. Học nghề, chi phí ít, thời gian tốt nghiệp ngắn, có thể kiếm việc ở bất cứ đâu là những ưu điểm khiến ngày càng đông bạn trẻ lựa chọn học nghề làm bước đệm vững chắc cho tương lai, đã có nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT tìm đến trường nghề thay vì học lên đại học như trước.

  Trong bối cảnh việc làm ngày càng khan hiếm, vì vậy không phải cứ vào đại học đã là chuyện tốt, học cao đẳng, trung cấp nghề, thậm chí là lao động tất cả đều có chung một mục đích đó là thu nhập và có việc làm.Thống kê đến tháng 9/2016, Việt Nam có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Nhóm trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất với hơn 202.000 người. Vì vậy, trong thời gian qua, thay vì chọn con đường bằng cấp nhiều bạn trẻ tìm cho mình những hướng đi riêng. Thậm chí nhiều kỹ sư, cử nhân cũng chấp nhận từ bỏ tấm bằng Đại học để đi học nghề theo đuổi một công việc mới hấp dẫn hơn.

IMG_7263.JPG

Đơn cử, như tại trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn, trong quá trình học tập, học sinh, sinh viên được thực hành trên hệ thống thiết bị hiện đại, tương thích với hệ thống thiết bị của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong quá trình đào tạo, nhà trường thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất, đưa học sinh, sinh viên đi thực tập, tạo điều kiện cho các em có cơ hội tiếp cận với thực tế sản xuất, rèn luyện tác phong công nghiệp, bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Quan trọng hơn, nhiều sinh viên của nhà trường, sau thời gian thực tập, có cơ hội việc làm, có thu nhập ổn định, được các doanh nghiệp nhận vào làm chính thức sau khi tốt nghiệp. Theo Thống kê của Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn, năm học 2018- 2019 vừa qua, trên 90% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhà trường giới thiệu việc làm tại các công ty, doanh nghiệp, như: thép Hòa Phát, Nhà máy ô tô Vinfast Tập đoàn thép Việt - Hàn, Tổng công Ty lắp máy LILAMA, Công ty cầu 12, Công ty xây dựng số 5, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, tổng công ty Sông Hồng và nhiều công ty, doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn với mức thu nhập từ 9 đến 12 triệu đồng…

IMG_7123.JPG       

          
 
            Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, từng phát biểu tại Nghị trường Quốc hội: “Thất nghiệp và làm việc không đúng ngành học là tình trạng chung, nước nào cũng có, kể cả nước tiên tiến. Tôi mong nhân dân ủng hộ, động viên con em học nghề, tìm việc bằng con đường chính đáng vì đại học không phải là con đường duy nhất”.
Lập thân, lập nghiệp bằng con đường khoa cử rất vẻ vang, đáng trân trọng, tự hào. Cánh cửa đại học ngày càng rộng mở, cơ hội trở thành “ông cử, ông nghè” không quá khó với các bạn trẻ. Nhưng trong bối cảnh xã hội đang “thừa thầy, thiếu thợ”, sinh viên ra trường thất nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng tăng, làm không đúng nghề, hoặc làm nghề chẳng cần trình độ đại học. Vậy có cần phải bằng mọi giá để có tấm bằng đại học?

 

Đã đến lúc học nghề cần phải được xem trọng như bằng cấp đại học, trước vấn nạn cử nhân, ông nghè thất nghiệp trở nên không kiểm soát nổi, bên cạnh sự nỗ lực của các trường nghề, dạy nghề và gắn với việc làm thì cần sự gợi mở tư duy của các bậc phụ huynh và các bạn trẻ,trong việc lựa chọn một tấm bằng đẹp, hay một công việc phù hợp với khả năng của mình và nhu cầu của xã hội, để có việc làm tốt, với mức thu nhập hợp lý./.

 CN: Nguyễn Thế Phương – Phòng công tác HS-SV
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
272253